38 địa điểm vui chơi, du lịch cực thú vị vào ban ngày và buổi tối ở Hội An

(17/08/2017)

Nhiều bạn trẻ bảo rằng "Đi Hội An chán lắm, chẳng có gì chơi đâu?", nhưng đối với tôi thì lại khác. Với hơn 30 địa điểm vui chơi, du lịch vào ban ngày và buổi tối ở Hội An dưới đây, tôi thấy Hội An cũng thú vị, hấp dẫn và đa sắc màu không thua kém bất cứ địa điểm du lịch nào ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài.

Nếu chưa biết Hội An có những địa điểm vui chơi, du lịch độc đáo và hấp dẫn đến thế nào, bạn nhất định phải đọc hết bài viết dưới đây nhé!

Để các bạn dễ theo dõi, chúng tôi đã chia bài viết thành các phần:

I. Địa điểm du lịch vào ban ngày ở Hội An
1. Bảo tàng
2. Hội quán
3. Chùa, miếu, đình, nhà thờ
4. Nhà cổ
5. Biển
6. Khác
II. Chơi gì vào buối tối ở Hội An

I. Địa điểm du lịch vào ban ngày ở Hội An

1. Bảo tàng

+ Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh có địa chỉ tại số 149 đường Trần Phú, Hội An. Đây là nơi trưng bày tới hơn 1000 hiện vật liên quan đến dân cư và nền văn hóa Sa Huỳnh (nền văn hóa có niên đại cách đây hơn 2000 năm).

 
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh Hội An​

Các hiện vật được trưng bày ở đây chủ yếu bao gồm đồ gốm, sứ, kim khí, vải, đồ mộc, đồ trang sức... 
 
Bên trong bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
Bảo tàng là nơi trưng bày các hiện vật còn lại từ thời văn hóa Sa Huỳnh

Bảo tàng mở cửa lúc 7h sáng và đóng cửa lúc 21h nên các bạn nhớ canh thời gian trước khi đến thăm bảo tàng nhé!

+ Bảo tàng Văn Hóa Dân Gian

Bảo tàng Văn Hóa Dân Gian nằm ở địa chỉ số 33 Nguyễn Thái Học, Hội An. Đây là nơi trưng bày hiện vật và trình diễn những màn nghệ thuật, ngành nghề và sinh hoạt văn hóa dân gian của Việt Nam.

 
Bảo tàng Văn Hóa Dân Gian Hội An
Bảo tàng Văn Hóa Dân Gian Hội An​

Bảo tàng cũng mở cửa đón du khách ghé thăm từ 8h sáng đến 21h vào tất cả các ngày trong tuần.

+ Bảo tàng Cù Lao Chàm

Bảo tàng Cù Lao Chàm là một tòa nhà nhỏ xinh, nơi tái hiện lại toàn cảnh Đảo Cù Lao Chàm thu nhỏ và trưng bày các mẫu sinh vật ở biển Cù Lao Chàm cũng như các hình ảnh về cuộc sống thường ngày của các cư dân trên hòn đảo xinh đẹp này.

 
Bên trong bảo tàng Cù Lao Chàm Hội An
Bảo tàng Cù Lao Chàm chủ yếu trưng bày các mẫu sinh vật biển ở đảo Cù Lao Chàm

Đến bảo tàng Cù Lao Chàm, bạn sẽ cảm thấy vô cùng thú vị vì được biết thêm nhiều thông tin liên quan đến đảo Cù Lao Chàm cũng như hiểu hơn về văn hóa, nếp sống sinh hoạt của người dân vùng biển nơi đây.

+ Bảo tàng Gốm Sứ Mậu Dịch Hội An

Bảo tàng Gốm Sứ Mậu Dịch Hội An nằm ở địa chỉ số 80 đường Trần Phú, Hội An. Nơi đây đang trưng bày hơn 400 hiện vật gốm sứ được tìm thấy ở các địa điểm khảo cổ trên con đường gốm sứ ở Hội An cũ, những đồ gốm sứ này có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam... (các nước thường xuyên buôn bán, trao đổi gốm sứ mậu dịch với nước ta bằng đường biển vào thế kỷ trước).

 
Bảo tàng Gốm Sử Mậu Dịch Hội An
Bảo tàng Gốm Sử Mậu Dịch Hội An​

+ Bảo tàng Hội An

Bảo tàng Hội An hay còn có tên gọi khác là bảo tàng Văn Hóa Lịch Sử Hội An, có địa chỉ tại số 10B đường Trần Hưng Đạo, Hội An.

 
Bên trong bảo tàng Văn Hóa Lịch Sử Hội An
Bên trong bảo tàng Văn Hóa Lịch Sử Hội An​

Đúng như tên gọi của nó, bảo tàng này là nơi trưng bày những hiện vật đã minh chứng và tái hiện lại lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Hội An.

Bảo tàng mở cửa và đón tiếp khách tham quan vào tất cả các ngày trong tuần, từ 8h sáng đến 21h tối.

2. Hội quán

+ Hội quán Triều Châu

Hội quán Triều Châu hay còn có tên gọi khác là chùa Âm Bổn, là nơi sinh hoạt cộng đồng và diễn ra các hoạt động tín ngưỡng riêng của người Triều Châu ở Hội An.

 

Hội quán Triều Châu ở Hội An
Hội quán Triều Châu ở Hội An

Không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của người Triều Châu, nơi đây còn là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch ở Hội An vì là công trình kiến trúc đẹp, chứa đựng bên trong nhiều truyền thuyết dân gian và những tác phẩm bằng gốm sứ đẹp tuyệt vời.

+ Hội quán Hải Nam

Hội quán Hải Nam có địa chỉ tại số 10 đường Trần Phú, Hội An. Đây là nơi tụ họp của người Hải Nam, Trung Quốc vào các dịp 2/1 và 15/6 âm lịch hàng năm.

Hội quán Hải Nam ở Hội An
Hội quán Hải Nam ở Hội An

Tương truyền, Hội quán Hải Nam là nơi cầu giải oan sai rất linh nghiệm, nhiều người đến đây cầu cúng thành tâm đã được độ trì thoát kiếp nạn oan khuất trong làm ăn, quan hệ giao dịch và được phù hộ mang lại thịnh vượng, thành đạt trong cuộc sống.

+ Hội quán Ngũ Bang

Hội quán Ngũ Bang tọa lạc tại số 64 đường Trần Phú, Hội An. Đây là hội quán có tuổi đời lâu nhất và cũng đáng đến tham quan nhất ở Hội An.

 

Hội quán Ngũ Bang ở Hội An
Hội quán Ngũ Bang ở Hội An

Không giống như các hội quán khác, hội quán Ngũ Bang là nơi tụ họp của cộng đồng người Hoa nói chung ở Hội An (trước đây có 5 cộng đồng chính là người Gia Ứng, Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến và Hải Nam).

Hội quán còn là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị thần biển linh thiêng của người Hoa nên rất có giá trị về văn hóa cũng như tâm linh.


+ Hội quán Quảng Đông

Hội quán Quảng Đông là nơi tụ họp và sinh hoạt văn hóa của người Quảng Đông ở Hội An. Vào các ngày 15/2 và 24/6 âm lịch hàng năm, hội quán có diễn ra lễ hội lớn thu hút rất nhiều người dân địa phương và du khách tham gia.

Hội quán Quảng Đông ở Hội An
Hội quán Quảng Đông ở Hội An

+ Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến là nơi người dân Phúc Kiến tụ họp và sinh hoạt văn hóa ở Hội An. Vào các ngày 15/1, 16/2 và 23/3 âm lịch hàng năm, nơi đây cũng diễn ra lễ hội lớn thu hút rất nhiều người quan tâm.

 

Hội quán Phúc Kiến ở Hội An
Hội quán Phúc Kiến ở Hội An​

3. Chùa, miếu, đình, nhà thờ

+ Chùa Cầu

Chùa Cầu là một ngôi chùa rất đặc biệt ở Hội An. Chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ trong khu đô thị cổ Hội An, có niên đại vào đầu thế kỷ 17 và được người Nhật Bản xây dựng.
 

Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu Hội An

Chùa là công trình kiến trúc duy nhất do người Nhật xây dựng còn lại ở Hội An.

>>> Tìm hiểu thêm về Chùa Cầu trên Wikipedia

+ Chùa Hải Tạng

Chùa Hải Tạng nằm trên đảo Cù Lao Chàm, được xây dựng vào năm 1785, là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân trong vùng và những người đi thuyền, làm ăn buôn bán trên đảo cũng như từ nơi khác đến.

Chùa Hải Tạng Hội An
Chùa Hải Tạng Hội An

>>> Tìm hiểu thêm về chùa Hải Tạng trên Wikipedia

+ Đình Minh Hương

Đình Minh Hương (Tụy Tiên Đường Minh Hương) là ngôi đình được người Minh Hương ở Hội An xây dựng nên để thờ cúng tổ tiên của mình.

Đình Minh Hương Hội An
Đình Minh Hương Hội An

Đình được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu gỗ và là công trình có kiến trúc khá đẹp mắt, thu hút nhiều khách du lịch tham quan hàng năm.

+ Nhà thờ Tộc Trần

Nhà thờ Tộc Trần có địa chỉ tại số 21 đường Lê Lợi, thành phố Hội An. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1802 do ông Trần Tứ Nhạc cất công xây dựng cho con cháu mai sau thờ tụng và báo hiếu tổ tiên họ Trần.

Nhà thờ Tộc Trần ở Hội An
Nhà thờ Tộc Trần ở Hội An

Ngày nay, nhà thờ được trông coi và cai quản bởi ông Trần Thể Quang, cháu chắt đời thứ 13 của ông Trần Tứ Nhạc.

+ Nhà thờ tộc Nguyễn Tường

Nhà thờ được khởi dựng năm 1806, vốn là tư dinh của cụ Nguyễn Tường Vân, làm quan dưới thời Gia Long triều Nguyễn, được thăng chức Binh bộ Thượng thư vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820).

Tộc họ Nguyễn Tường đất Quảng Nam nổi danh là một dòng họ khoa bảng. Người con trưởng của cụ Nguyễn Tường Vân là Phó bảng Nguyễn Tường Vĩnh (Tuần vũ Định Tường), người con thứ là tiến sĩ Nguyễn Tường Phổ – từng làm quan đốc học Quảng Nam và Hải Dương dưới thời vua Thiệu Trị. Các thế hệ sau nhiều người đỗ đạt làm quan.

Nhà thờ tộc Nguyễn Tường ở Hội An
Nhà thờ tộc Nguyễn Tường ở Hội An

Đặc biệt, hậu duệ họ Nguyễn Tường ở đầu thế kỷ 20 nổi danh với những cái tên: Nguyễn Tường Tam (tức nhà văn Nhất Linh), Nguyễn Tường Lân (tức nhà văn Thạch Lam) và Nguyễn Tường Long (tức nhà văn Hoàng Đạo) – những nhân vật sáng lập và là chủ chốt của nhóm Tự Lực văn đoàn.

Tại đây cũng còn nhiều vật dụng, sách vở được gìn giữ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hiện công trình do thế hệ các con cháu thứ 9, 10 sinh sống, thờ tự, trông nom, bảo quản. Đây cũng là một địa chỉ sinh hoạt văn hóa của khu phố cổ Hội An.


+ Miếu Quan Công

Miếu Quan Công hay còn gọi là Chùa Ông, có địa chỉ tại số 24 đường Trần Phú, Hội An. Miếu được người Việt và người Minh Hương (gốc Hoa) chung tay xây dựng để thờ Quan Vân Trường nhằm kính ngưỡng, ca tụng lòng nghĩa khí và tiết trung liệt của vị tướng tài ba này.

Miếu Quan Công Hội An
Miếu Quan Công thờ tướng Quan Vân Trường ở Hội An

4. Nhà cổ

+ Nhà cổ Phùng Hưng

Nhà cổ Phùng Hưng có địa chỉ tại số 4 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Hội An. Nhà được xây dựng bởi một thương gia giàu có người Việt cách đây hơn 100 năm với vật liệu chủ yếu là các loại gỗ quý. Cho đến nay, ngôi nhà hầu như vẫn còn giữ nguyên vẹn được kiến trúc và là công trình, địa điểm rất thu hút khách du lịch ở Hội An.

Nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An
Nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An

+ Nhà cổ Tấn Ký

Nhà cổ Tấn Ký nằm trên mặt phố Nguyễn Thái Học, Hội An. Đây là nơi ở của gia tộc nhà họ Lê với 7 đời, ngôi nhà cũng đã có tuổi thọ hơn 200 năm và là một trong những ngôi nhà cổ nhất ở thành phố Hội An.

Nhà cổ Tấn Ký ở Hội An
Nhà cổ Tấn Ký ở Hội An

Nhà cổ Tấn Ký được lấy theo tên của hiệu buôn Tấn Ký nhà họ Lê lúc bấy giờ. Cho đến nay, ngôi nhà vẫn còn nguyên vẻ đẹp cũng như kiến trúc cổ trước đây do được gia đình bảo quản, tôn tạo và trùng tu nhiều lần.

+ Nhà cổ Đức An

Nhà cổ Đức An tọa lạc tại số 129 đường Trần Phú, thành phố Hội An. Ngôi nhà có tuổi đời đã 180 năm và là nơi sinh sống của 6 đời nhà họ Phan mà cho đến nay, chủ nhân của ngôi nhà là ông Phan Ngọc Trâm.

Nhà cổ Đức An ở Hội An
Nhà cổ Đức An ở Hội An

Trước đây, nhà cổ Đức An không chỉ là nơi sinh sống của gia đình nhà ông Phan Ngọc Trâm mà còn là nơi ghi dấu quá trình hoạt động của Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Hội An cũng như tỉnh Quảng Nam và gắn liền với người chiến sĩ cách mạng Cao Hồng Lãnh.

5. Biển

+ Biển Cửa Đại

Biển Cửa Đại Hội An
Biển Cửa Đại

+ Bãi Xếp

Bãi Xếp Hội An
Bãi Xếp

+ Bãi Ong

Bãi Ong Hội An
Bãi Ong Hội An

+ Biển An Bàng

Biển An Bàng Hội An
Biển An Bàng Hội An​

6. Khác

+ Công viên đất nung Thanh Hà

Công viên đất nung Thanh Hà
Công viên đất nung Thanh Hà​

II. Chơi gì vào buổi tối ở Hội An?

1. Đi dạo phố cổ về đêm

Sau khi thưởng thức bữa tối ở Hội An, nhiều du khách rất yêu thích việc tản bộ trên những con phố lung linh sắc màu huyền ảo ở thành phố Hội An. 

Phố cổ Hội An về đêm
Phố cổ Hội An về đêm

Hội An về đêm chẳng có tiếng xe cộ, chỉ có tiếng ồn ào, náo nhiệt của khách du lịch thập phương cùng những tiếng rao lanh lảnh của những cô, những bà chủ hiệu này, hiệu nọ hay của những quán ăn vặt ven đường.

Đi dạo Hội An về đêm
Đi dạo Hội An về đêm

Người ta thích đi dạo phố cổ Hội An về đêm có lẽ cũng bởi vì những âm thanh sống động mà không ồn ã ấy, cộng thêm việc được hít thở không khí trong lành, thoáng mát và ngắm nghía, sắm sửa mấy thứ đồ lặt vặt xinh xinh khiến tâm hồn như được thanh tao, nhẹ nhàng hơn hẳn.

2. Thả đèn Hoa Đăng

Trước đây, tục thả đèn Hoa Đăng chỉ có vào những ngày rằm, nhưng ngày nay người ta đã bày bán đèn hoa đăng suốt quanh năm để phục vụ khách du lịch. 

Thả đèn hoa đăng ở Hội An
Đèn hoa đăng được bán quanh năm ở Hội An để phục vụ nhu cầu của du khách

Thả đèn hoa đăng là một nét văn hóa đẹp, với mục đích gửi đi những lời nguyện ước tốt đẹp cho bản thân và gia đình nên đây là hoạt động được rất nhiều khách du lịch yêu thích và ủng hộ.

3. Đi thuyền ngắm cảnh trên sông Hoài

Còn gì lãng mạn và tao nhã hơn việc ngồi trên chiếc thuyền gỗ lướt nhẹ trên sông Hoài, thưởng thức tách trà thơm ngát, ngọt dịu và ngắm phố phường Hội An từ phía xa xa phải không các bạn?

Đi thuyền ngắm cảnh trên sông Hoài
Đi thuyền ngắm cảnh trên sông Hoài​

4. Nghe hát bài chòi

Hát bài chòi là một loại hình nghệ thuật nổi tiếng ở Nghệ An. Vào buổi tối, trên phố đi bộ thường có những đoàn văn công hát bài chòi để phục vụ du khách. Nếu chưa biết đến hình thức nghệ thuật này thì nhất định bạn phải đến Hội An và thưởng thức một lần nhé!

Nghe hát bài chòi ở Hội An
Nghe hát bài chòi ở Hội An​

5. Đi chợ đêm Hội An

Chợ đêm Hội An là nơi các bạn trẻ rất thích đến vào buổi tối. Nơi đây có bày bán đủ thứ, từ những đồ thủ công mỹ nghệ xinh xinh như tò he, đèn lồng, quạt giấy.... đến những món ăn vặt ngon không cưỡng nổi như cao lầu, chè mè đen..., rồi quần áo, gốm sứ, lụa là...

Chợ đêm Hội An
Chợ đêm Hội An lúc nào cũng rất tấp nập

Dù bạn chẳng có nhu cầu mua gì thì cũng sẽ được một dịp mãn nhãn với hơn 50 gian hàng đủ sắc màu, hương vị ở chợ đêm Hội An. Thật là một trải nghiệm tuyệt vời phải không nào?

Gian hàng đồ lưu niệm ở chợ đêm Hội An
Gian hàng đồ lưu niệm ở chợ đêm Hội An​

Gian hàng đồ thủ công mỹ nghệ ở chợ đêm Hội An
Gian hàng đồ thủ công mỹ nghệ ở chợ đêm Hội An​

6. Ngồi uống cafe ngắm cảnh

Nếu đã cảm thấy chùn chân và không muốn đi bộ thêm nữa, bạn có thể tạt vào một quán cafe ven đường, thưởng thức ly cafe thơm lừng rồi ngồi ngắm dòng người đi lại cũng là một ý tưởng không hề tồi.

Quán cafe ở Hội An thì nhiều lắm, nhưng nổi tiếng có lẽ phải kể đến Cocobana, Chuchu, Cocobox hay Hoi An Roastery... Mỗi quán cafe đều có cho mình một phong cách riêng nhưng ưu điểm lớn nhất là chỗ ngồi thoải mái, view đẹp và đặc biệt là cafe ngon không chê vào đâu được.

Cocobox Cafe
Cocobox Cafe​

Hoi An Roastery Cafe
Hoi An Roastery Cafe

7. Thưởng thức ẩm thực Hội An về đêm

Đến Hội An mà không thưởng thức ẩm thực Hội An, nhất là ẩm thực Hội An về đêm thì quả là phí hoài cả chuyến đi rồi đấy! Nào những cao lầu, cơm hến, mì Quảng, bánh xèo rồi bánh mì, bánh ú đến nước sả chanh... tất cả đều như muốn mê hoặc rồi quyến rũ dạ dày của du khách. Mà lạ cái, đồ ăn vặt ở Hội An thức gì cũng đầy ú nu mà sao rẻ thế, chỉ vài chục chưa đến trăm ngàn là bạn đã có thể thưởng thức no nê các món ăn đặc sản ở Hội An rồi đấy!

Cao lầu Hội An
Cao lầu Hội An​

Bánh mì Hội An
Bánh mì Hội An​

Nước sả chanh Hội An
Nước sả chanh Hội An​

8. Đi xích lô khám phá Hội An về đêm

Đi xích lô khám phá Hội An
Đi xích lô khám phá Hội An
Đi tour du lịch Đà Nẵng giá chỉ từ 2550k của Anbinh Travel, bạn sẽ được đến Hội An và có cơ hội tham quan, thưởng thức tất cả những điều thù vị ở trên. Click ngay để xem chi tiết!
 
Anbinh Travel
Các tin khác
ĐĂNG KÝ
Để nhận thông tin từ chúng tôi
Đăng ký ngay